Floor Sealer là lớp màng bảo vệ có tính thẩm thấu và thoát khí cho sàn bê tông. Mang lại độ bóng và vẻ đẹp bền lâu cho sàn bê tông.

Thành phần hạt siêu nhỏ Nano Silicat của Floor Sealer phản ứng với những thành phần xốp của bê tông tạo thành tinh thể xi măng cứng lấp đầy các lỗ rỗng đồng thời những thành phần hoạt tính khác góp phần gia cường bề mặt bê tông.
Floor Sealer là hóa chất gốc nước, không độc hại, không gây nguy hiểm.

Floor Sealer làm nổi bật màu sắc của đá tự nhiên và đá đúc khuôn, bê tông nhuộm màu hay bê tông trang trí.

Bước 1 - Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt bê tông phải bảo đảm sạch và cứng, không bám dầu mỡ, bụi, tạp chất hoặc được phải làm sạch các lớp hóa chất bảo dưỡng, hay các tác nhân gây cản trở quá trình thẩm thấu của hóa chất.
Tốt nhất nên dùng máy đánh sàn chuyên dụng với đĩa mài hay Pad phù hợp.
Bề mặt cần đảm bảo khô ráo để FLOOR SEALER dễ thẩm thấu.

Bước 2 - Thi công & đánh bóng với pad

Khuấy nhẹ trước khi dùng. Không nên khuấy quá mạnh làm dung dịch nổi bọt mất tính đồng nhất. Pha tỷ lệ 1:1 với nước, định mức 30-40m2/lít sau khi pha, phụ thuộc vào tính hấp thụ của bề mặt.
Sử dụng bình phun áp lực thấp để phun đồng điều khắp bề mặt cần xử lý, sau đó dùng khăn micro fiber ẩm trải đều một lớp mỏng hóa chất ra sàn.
Xịt đều hóa chất Floor Sealer đã pha nước theo tỷ lệ với định lượng 60-80m2/lít /lớp tùy vào độ đồng nhất của bề mặt. Không nên đi lại sau khi thi công, phủ đều sau đó di chuyển qua khu vực khác để tận dụng thời gian đợi hóa chất ráo mặt.
Phủ ít nhất 2 lớp. Thời gian đợi hóa chất khô giữa 2 lần phủ hay trước khi sử dụng ít nhất từ 15-30 phút. Lớp thứ 2 sẽ giúp cải thiện đáng kể độ bóng và khả năng chống ngả màu của bề mặt. Sử dụng máy và pad đánh bóng chuyên dụng tốc độ cao để đẩy nhanh quá trình phản ứng và tăng độ sáng bóng cho sàn. Kết cấu và độ thẩm thấu bề mặt sẽ quyết định tỷ lệ sử dụng.
Không để hóa chất bị đông. Bảo vệ khu vực lân cận khi thi công. Lau sạch ngay chỗ bị đọng bằng vải ướt và xà phòng.
Luôn làm thử trong phạm vi nhỏ trước khi thi công để ước tính định mức sử dụng, đặc điểm vật liệu của bề mặt và mong muốn sau khi dùng

Bước 3 - Vệ sinh trong thi công

Bảo vệ các vật liệu: kính, kim loại, gỗ, sơn hay gạch xây trang trí, tránh tiếp xúc với vật liệu. Lau chùi với nước sạch các công cụ, thiết bị tiếp xúc ngay sau khi sử dụng hoặc sử dụng quá định mức.
Dùng hết lượng hóa chất đã lấy ra, nếu còn thừa phải lau khô hay đổ bỏ đúng nơi quy định, đặc biệt không đổ hóa chất xuống cống thoát nước.

 
File tài liệu